言語を選択してください。

Vui lòng chọn một ngôn ngữ.

Please select a language.

VN

COLUMNThông tin hữu ích

Tìm kiếm
Hiển thị kết quả từ 1~20 trong 43 kết quả tìm thấy
Sen Tây Hồ

29/11/2023

Sen Tây Hồ

Sen Hồ Tây (Ảnh sưu tầm) Hoa sen là loài hoa quen thuộc với người Việt, chúng được mệnh danh là quốc hoa của Việt Nam, thể hiện sức sống mãnh liệt và những phẩm chất của người Việt. Hoa sen nở từ 7 đến tháng 9 và nở rộ từ giữa tháng 7 đến giữa tháng 8, thời gian hoa nở rất ngắn, sau khi nở tầm 3 đến 4 ngày cánh hoa sẽ bắt đầu rụng. Lần này, chúng tôi xin giới thiệu Sen Tây Hồ, nơi được cho là có khung cảnh sen nở đẹp nhất Hà Nội. (Ảnh sưu tầm) Hoa sen khi nở có nhiều hình dáng và kích thước khác nhau, như độ nở rộ và màu hoa. Có nhiều màu hoa như trắng, vàng., hồng, hồng trắng... nở rộ với những cấp độ khác nhau. Có những loại sen kép, đơn, có nhiều loại cánh chồng lên nhau, cho đến hiện nay có khoảng hơn 100 loài được tìm thấy. (Ảnh sưu tầm) Để mua được bó sen, du khách không khó bắt gặp các gánh hàng rong dọc các tuyến phố của Hà Nội như Lạc Long Quân, Thụy Khuê, Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám,.. hay đến chợ hoa Quảng Bá – nơi bán bạt ngàn các loại hoa. Giá trung bình khoảng 80.000 - 200.000 đồng/10 bông sen tùy từng thời điểm. (Ảnh sưu tầm) Các địa điểm quanh Hà Nội mà du khách có thể đến tham quan và chụp ảnh cùng sen như: đầm sen Hồ Tây, đầm sen Xuân Đỉnh, đầm sen Bãi đá sông Hồng, đầm sen Bát Tràng…Giá vé vào tham quan, chụp ảnh trong đầm là từ 35.000 – 50.000/người/lượt. Tại đây bạn có thể thuê áo dài (trang phục truyền thống) để chụp ảnh cùng hoa sen.  (Ảnh sưu tầm) Từ xa xưa, các làng Quảng Bá có nghề thủ công truyền thống là làng làm trà sen. Do sự tinh tế trong cách pha và nếm trà, việc pha trà đã trở thành một phần văn hóa độc đáo của Hà Nội. Một cách để làm trà là mở nụ hoa, đặt trực tiếp lá trà vào đó rồi bọc lá sen lại để mùi hương được lưu giữ dài hơn. Vào mùa hoa sen nở, có một số nơi tại làng đã mở lớp dạy pha trà du khách có cơ hội trải nghiệm cách làm trà sen. Nhắc đến sen, người ta còn nhắc đến các món ăn được chế biến từ nguyên liệu này. Củ sen, hạt sen, ngó sen, lá sen, hoa sen là 5 bộ phận làm ra các món ăn vừa bổ dưỡng vừa ngon miệng như: gỏi tôm thịt, gỏi hải sản, hay các món xào,... Từ củ sen, người ta có thể chế biến ra nhiều món ăn thơm ngon và bổ dưỡng như canh củ sen sườn heo, canh củ sen hầm đậu.. Hạt sen ngoài ăn trực tiếp, nó còn là một nguyên liệu làm các món tráng miệng như chè long nhãn hạt sen, có công dụng giúp thanh nhiệt trong những ngày nắng nóng oi bức của mùa hè. Lá sen và hoa sen được dùng làm trà. Trà sen từ xa xưa đã là một thức uống nổi tiếng đất Hà Nội, không chỉ vậy chúng còn có công dụng an thần, hỗ trợ tốt cho người giảm cân,.. Nếu có cơ hội đến Hà Nội vào mùa sen các bạn hãy thử mua một bó hoa về cắm, thưởng thức trà sen hoặc ẩm thực đến từ hoa sen nhé! ~Information~ Địa chỉ: 614 Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội Giá vé tham khảo(có thể thay đổi) Giá vào cửa: 40,000VND Thuê áo dài:  100,000VND

Nhà thờ lớn Hà Nội

27/11/2023

Nhà thờ lớn Hà Nội

(Ảnh sưu tầm) Địa chỉ: 40 P. Nhà Chung, Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Nhà thờ lớn Hà Nội mang phong cách cách tân Gothic của thế kỷ 19 với các tháp và trục đối xứng điển hình ở Châu Âu. Nhìn từ bên ngoài, nhà thờ lớn Hà Nội có vẻ mang nét cổ kính, nét trầm mặc.   (Ảnh sưu tầm) Ở giữa là một quảng trường nhỏ, là nơi đặt tượng đài Đức Mẹ bằng kim loại. Hàng rào xung quanh tượng đài mang đậm chất công giáo với các họa tiết được tạo từ hình dáng cây thánh giá.   (Ảnh sưu tầm) Bạn có thể tham quan vào giờ làm lễ, khác hẳn với nét cổ kính bên ngoài, bên trong nhà thờ thực sự rộng lớn và tráng lệ với tông màu trắng. Những tấm kính màu tuyệt đẹp được mang đến từ Venice, Ý. Bước vào trong , điểm thu hút du khách đầu tiên có lẽ là Cung thánh, được trang trí theo lối truyền thống dân gian.    (Ảnh sưu tầm) Nhà thờ còn có một bộ chuông gồm bốn quả chuông nhỏ và một quả chuông lớn. Bên cạnh đó là chiếc đồng hồ lớn gắn giữa mặt tiền nhà thờ, được liên kết với 5 quả chuông treo trên tháp. Tiếng chuông nhà thờ nhằm mục đích thông báo những hoạt động cho người theo đạo Thiên Chúa biết giờ kinh lễ bắt đầu, ban phép rửa tội, ....    (Ảnh sưu tầm) Nhà thờ lớn là nơi tập trung yêu thích của nhiều người từ già đến trẻ, mọi người có thể thỏa mái trò chuyện, đọc báo, chơi thể thao trước nhà thờ và là điểm chụp ảnh yêu thích của tất cả mọi người khi đến Hà Nội như chụp ảnh lưu niệm, ảnh cưới...Ngoài ra xung quanh nhà thờ lớn còn có rất nhiều nhà hàng nổi tiếng, quán nước thơ mộng mà bạn có thể ghé thưởng thức! ~Information~ Địa chỉ    : 40P. Nhà Chung, Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội Thời gian:Thứ hai~ Thứ bảy (8:00 - 11:00 & 14:00 - 20:00)                  Chủ nhật (7:00 - 11:30 & 15:00 - 21:00) Vé vào  : Miễn phí

Chùa Trấn Quốc

24/11/2023

Chùa Trấn Quốc

(Ảnh sưu tầm) Thủ đô Hà Nội, mảnh đất nghìn năm văn hiến,  nổi tiếng bởi danh lam thắng cảnh, rất nhiều đền, chùa thiêng – đặc trưng của nền văn hóa tâm linh đậm nét truyền thống. Trong đó, ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng và lâu đời nhất Thăng Long – Hà Nội chính là Chùa Trấn Quốc, ngôi chùa với bề dày lịch sử gần 1500 năm, không chỉ là biểu tượng tâm linh mà còn là sự kết tinh lịch sử dân tộc. (Ảnh sưu tầm) Theo các tài liệu, sử sách ghi lại, Chùa Trấn Quốc được xây dựng vào thế kỷ thứ 6, thời Tiền Lý, và đặt tên là Chùa Khai Quốc. Ban đầu, chùa tọa lạc tại bãi đất của làng Yên Hòa, tức làng Yên Phụ sau này, từng là trung tâm hành hương Phật giáo của cả kinh thành Thăng Long vào thời Lý, Trần. Trong khoảng thế kỉ 17, chúa Trịnh cho đắp đê Cố Ngự (nay là đường Thanh Niên) để nối với đảo Kim Ngưu. Chùa đổi tên thành chùa Trấn Quốc vào đời vua Lê Hy Tông (1681 – 1705) với ý nghĩa mong muốn đây sẽ là nơi giúp dân xua đi thiên tai, đem lại cuộc sống bình yên cho toàn dân và cái tên đó được sử dụng cho tới tận ngày nay. (Ảnh sưu tầm) Chùa Trấn Quốc nổi tiếng với kiến trúc vô cùng đặc sắc, tựa như một đài sen đang nở rộ, sang trọng mà cổ kính giữa hồ nước mênh mang, tĩnh lặng, tạo cảm giác thư giãn,  an yên tuyệt đối cho người hành hương. Hiện nay, Chùa Trấn Quốc không chỉ là nơi dâng lễ, cầu an của các Phật tử mà còn là chốn vãn cảnh lý tưởng cho du khách, mang đến cho bạn góc nhìn thú vị về văn hoá, lịch sử, văn hoá của Việt Nam. (Ảnh sưu tầm) Bảo Tháp Lục Độ Đài Sen. Ngọn tháp tuyệt đẹp gồm 11 tầng, mỗi tầng có đến 6 ô cửa vòm, mỗi ô cửa là tượng Phật A Di Đà bằng đá quý màu trắng. Đỉnh tháp là 9 tầng đài sen cũng được làm bằng đá quý, được gọi là cửu phẩm liên hoa. Thượng điện của Chùa Trấn Quốc (Ảnh sưu tầm) Thượng điện là nơi lưu trữ 14 tấm bia, khắc ghi những bài thơ của các vị trạng nguyên và tiến sĩ nổi tiếng. Ngoài ra, văn bia còn cung cấp nhiều thông tin và mô tả đầy đủ những lần tu tạo chùa qua các đời vua, nhờ đó mà người đời sau biết rõ hơn về lịch sử của Chùa Trấn Quốc. *Hướng Dẫn Cách Đi Chùa Trấn Quốc Đối với những bạn đi bằng ô tô, xe máy từ trung tâm thành phố thì sẽ mất khoảng 20 phút và có thể gửi xe miễn phí tại chùa.  Còn nếu đi bằng xe buýt, hãy đi tuyến số 50 (Long Biên – Sân vận động Quốc gia) có điểm dừng rất gần cổng chùa. *Những địa điểm nổi tiếng lân cận: Hồ Tây, Đền Quán Thánh (1.1km), Phủ Tây Hồ (5.4km), Hoàng Thành Thăng Long (2.3km), Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh (1.8km),.. Chùa Trấn Quốc Địa chỉ: 46 Thanh Niên, phường Yên Phụ, Quận Tây Hồ, Hà Nội. Giờ mở cửa  : Thứ Hai - Chủ Nhật (8:00 - 16:00)           Rằm, ngày lễ      (6:00 - 20:00)

Chùa một cột

21/11/2023

Chùa một cột

Chùa Một Cột - là dấu ấn văn hóa ngàn năm của người Hà Nội, còn được biết đến với cái tên “Liên Hoa Đài” - một ngôi điện thờ Quán Thế Âm, được đặt trên một cột trụ duy nhất nằm trong tổng thể Chùa Diên Hựu. Để tìm đường đến, Chùa một cột Hà Nội nằm ở trong khuôn viên của Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh, bên cạnh bảo tàng Hồ Chí Minh. (Ảnh sưu tầm) Du khách có thể di chuyển bằng nhiều phương tiện khác nhau như ô tô, xe máy hoặc xe bus (các tuyến xe bus số 09A, 09ACT, 18 xuống tại điểm 18A Lê Hồng Phong rồi đi bộ vào chùa). Ngoài ra, có thể dễ dàng để tìm địa điểm này trên bản đồ bằng các ứng dụng gọi xe như Grab, Be, Goviet… Về kiến trúc, Chùa Một Cột bao gồm 3 phần chính là cột trụ, Đài Liên Hoa và mái chùa. Nhìn tổng thể, ngôi chùa một bông hoa sen vươn thẳng lên khỏi mặt nước nở hoa thuần khiết thanh tao.  (Ảnh sưu tầm) Đến với Chùa Một Cột, Cổng Tam Quan là nơi đầu tiên du khách đặt chân trong chuyến tham quan. Cổng Tam Quan gồm hai tầng với ba lối đi, cửa giữa to hơn là lối đi chính và mang nét kiến trúc của các đình, chùa truyền thống tại Việt Nam. Từ sân lên chính điện Liên Hoa Đài, du khách phải bước qua 13 bậc thang với chiều rộng khoảng 1,4 m.  Được đặt được tại vị trí chính giữa của Liên Hoa Đài, bàn thờ Quan Thế Âm Bồ Tát có bức tượng ngồi ở vị trí cao nhất, trên một bông sen bằng gỗ sơn son thiếp vàng, xung quanh là bình hoa, lư đồng và đồ cúng. Ngoài ra, còn có cảnh quan khác của Chùa Một Cột mà du khách nên đến chiêm ngưỡng, đó là cây bồ đề xum xuê được đem về từ đất Phật, món quà của Tổng thống Ấn Độ Rajendra Prasad tặng nhân chuyến thăm Ấn Độ năm 1958 của Chủ tịch Hồ Chí Minh. (Ảnh sưu tầm) Thời gian tham quan chùa vào khung giờ từ 7:00 sáng đến 18:00 tối hàng ngày. Trong đó, thời lượng tham quan chùa sẽ rơi vào khoảng từ 1-3 giờ đồng hồ.  Đối với du khách trong nước là công dân Việt Nam khi tới tham quan sẽ được miễn phí 100% vé vào cửa, còn đối với những du khách nước ngoài đến đây thì giá vé vào cửa sẽ là 25.000 đồng/người. Nằm trong khu vực sầm uất, du khách không khó để tìm kiếm những hàng quán ăn, thức uống quanh khu vực này.  Bạn có thể khám phá: phở Lân (26 Ông Ích Khiêm), bún thang,  Fuji -ẩm thực Nhật bản (5 Ông Ích Khiêm), Twenty Coffee (20 Lê Hồng Phong) hay cà phê đường tàu siêu hot hit (26, 10 Điện Biên Phủ)…. ~Information~ Địa chỉ: Chùa Một Cột, Điện Bàn, quận Ba Đình, Hà Nội Giờ mở cửa: 7:00~18:00 Phật Giáo  

Grand Plaza Hanoi Hotel

17/11/2023

Grand Plaza Hanoi Hotel

Grand Plaza Hanoi Hotel – Khách sạn dát vàng đầu tiên ở Hà Nội  Khách sạn Grand Plaza Hanoi HotelChính thức khai trương vào năm 2010, tọa lạc tại vị trí thuận tiện và tốt nhất thủ đô, cách sân bay quốc tế Nội Bài 23 km. Khách sạn nằm  tại 117 Trần Duy Hưng, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Cùng với chuyến tham quan lý tưởng tại Hà Nội, khách sạn mong muốn khách hàng có thể thư giãn và thỏa mái nhất khi lựa chọn nơi đây. Khách sạn Grand Plaza có tổng cộng 618 phòng với các cái tên vô cùng sang trọng như Deluxe, Parlor Suite, Executive Suite, Plaza Suite, Charmvit Suite, Presidential Suite và Royal Suite được thiết kế đẹp mắt, đầy phong cách, tương đương với khách sạn 7 sao, trang trí bằng lớp mạ vàng lộng lẫy, nội thất đẹp và tân tiến, được trang bị các thiết bị hiện đại không thua kém khách sạn quốc tế nào trên thế giới.   Phòng còn được trang bị đầy đủ các trang thiết bị hiện đại và tiện nghi với cách bố trí hợp lý, hài hòa như: minibar, két an toàn, tivi truyền hình cáp, bàn làm việc,… cùng các vật dụng sinh hoạt cần thiết trong quá trình lưu trú tại khách sạn.      Để mang đến trải nghiệm lưu trú hài lòng hơn, khách sạn này cung cấp đầy đủ đồ dùng vệ sinh cá nhân, áo choàng tắm và máy sấy tóc, tùy thuộc vào từng loại phòng.   Nếu du khách muốn được trải nghiệm hương vị ẩm thực truyền thống thì chắc chắn không thể bỏ qua nhà hàng ASIA, với nguyên liệu tươi ngon, đảm bảo sức khỏe như: cơm niêu, phở, bún, nem, cùng nhiều các món ăn hấp dẫn khác. Hoặc bạn có thể chọn nhà hàng KOI, nơi bạn có thể thưởng thức nền ẩm thực của Nhật Bản và Hàn Quốc .   Nhà hàng KONI   Cùng với những thiết bị sang trọng, dịch vụ, thái độ phục vụ chuyên nghiệp khách sạn Grand Plaza Hanoi Hotel còn nổi tiếng là khách sạn thu hút khách du lịch nghỉ dưỡng bởi bể bơi trong nhà、phòng gym mang đến không gian tập luyện theo tiêu chuẩn quốc tế, Sân golf mini,Spa... Phòng Fitness với trang thiết bị hiện đại  Tận hưởng dịch vụ Spa   Bể bơi trong nhà tại khách sạn Grand Plaza Hà Nội Sau một ngày bận rộn hoặc một chuyến đi đến trung tâm thành phố, du khách có thể tận hưởng khung cảnh tuyệt đẹp của thành phố bởi khách sạn có tận 31 tầng. Trong thời gian lưu trú, khách hàng có thể sử dụng dịch vụ phòng 24/7. Với sự phục vụ tận tình và chuyên nghiệp, chắc chắn Grand Plaza Hanoi Hotel sẽ để lại cho bạn những kỷ niệm khó quên. Thời gian nhận phòng: Từ 14:00 Thời gian trả phòng: Trước 12:00 Địa chỉ: 117 Trần Duy Hưng, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội Điện thoại: +84 243 555 1000 Email: info@grandplazahanoi.com Trang chủ: http://www.grandplazahanoi.com/

Hồ Gươm

13/11/2023

Hồ Gươm

Hồ Gươm - trái tim của thủ đô Hồ Hoàn Kiếm hay còn gọi là Hồ Gươm nằm ở trung tâm thủ đô, được bao quanh bởi 3 con phố Hàng Khay – Lê Thái Tổ – Đinh Tiên Hoàng. Đây là  điểm giao giữa các khu phố cổ nổi tiếng như: Hàng Ngang, Hàng Đào, Lương Văn Can,… với các khu phố Tây được người Pháp quy hoạch: Tràng Thi, Tràng Tiền, Đinh Tiên Hoàng, Bà Triệu, Hàng Bài,… Không chỉ là thắng cảnh đẹp, nơi đây còn gắn liền với truyền thống lịch sử tâm linh của thủ đô: “truyền thuyết rùa thần trả gươm”. Hồ Hoàn Kiếm có hai đảo nổi: Đảo Ngọc có Đền Ngọc Sơn nằm ở phía bắc hồ, được nối với phần bờ bằng cầu Thê Húc. Giữa hồ là đảo Rùa nhỏ hơn, bên trên là ngọn tháp Rùa cổ kính trăm năm tuổi. Đối với người dân Thủ đô thì đây như một địa điểm quen thuộc để đi dạo, tập thể dục và tìm lại bình yên bởi không gian xanh mướt của cây cối và sắc xanh ngọc của sóng nước hiền hòa trên mặt hồ. Nhưng đối với du khách khi đến du lịch Hà Nội, mỗi góc của Hồ Gươm sẽ có một vẻ đẹp khác nhau. Dù là ai, đối tượng nào thì Hồ Gươm luôn mang đến cho con người cảm giác bình yên, tĩnh lặng. Bên cạnh đó, quần thể di tích kiến trúc mang nhiều giá trị lịch sử và ý nghĩa nhân văn gồm cầu Thê Húc, tháp Bút, đài Nghiên, đình Trấn Ba cũng như sự kết hợp giữa quần thể đền Ngọc Sơn và hồ Hoàn Kiếm đã tạo nên một tổng thể kiến trúc cổ kính hài hòa giữa lòng thủ đô. Phương tiện di chuyển quanh hồ Hoàn Kiếm bạn có thể lựa chọn bao gồm xe máy, xích lô, xe điện. Trong đó xe máy nhỏ gọn phù hợp với đi cá nhân, bạn có thể thuê xe tại nhiều địa điểm gần hồ Gươm. Ngoài ra, xe bus 2 tầng tại Hà Nội là loại hình dịch vụ mới được khai thác, mang đến cho du khách những trải nghiệm đặc biệt, được ngắm nhìn toàn cảnh hồ từ trên cao. Với xích lô, mỗi chuyến chở khách đi vòng quanh 36 phố phường hoặc vòng quanh Hồ Gươm thường kéo dài 40-60 phút, giá từ 150.000-250.000 đồng/lượt tuỳ số người ngồi. Còn với dịch vụ xe bus 2 tầng, Hà Nội có 2 tuyến phục vụ tham quan Hà Nội: Tuyến 1 gọi là Hanoi City tour và tuyến 2 gọi là Thăng Long-Hà Nội City Tour. Giá vé dao động từ 200.000Đ-400.000Đ tùy vào thời gian. Hiện tại do dịch bệnh nên xe chỉ chạy vào thứ 7 và chủ nhật, thời gian từ 9h00AM đến 17h00PM. Tuy nhiên vào những ngày cuối tuần thì khu vực quanh Hồ Gươm cấm phương tiện qua lại và trở thành phố đi bộ cho người dân với đủ trò chơi, hoạt động văn hóa nghệ thuật sôi động, hấp dẫn. Mặc dù chỉ mới chính thức hoạt động vài năm gần đây, song phố đi bộ quanh hồ Gươm đã trở thành điểm đến lý tưởng cho nhiều người dân thủ đô cũng như khách thập phương đến du lịch Hà Nội vào mỗi dịp cuối tuần.

Hồ Tây

8/11/2023

Hồ Tây

Hồ Tây - một vẻ đẹp vừa cổ kính vừa nên thơ của thủ đô Hồ Tây là hồ nước tự nhiên lớn nhất nằm ở phía Tây nội thành thủ đô Hà Nội. Trong lịch sử, Hồ Tây từng có những tên gọi khác như đầm Xác Cáo, hồ Kim Ngưu, Lãng Bạc,... Với diện tích lên tới 500 ha, cung đường bao quanh Hồ Tây lên tới 17km bởi các trục đường Thanh Niên – Thụy Khuê – Âu Cơ – Nghi Tàm – Lạc Long Quân. Nằm ven hồ Tây còn có các làng cổ như: làng hoa Nhật Tân, làng hoa Quảng Bá, làng nghề đúc đồng Ngũ Xã... cùng hệ thống di tích lịch sử văn hóa như: chùa Vạn Niên, phủ Tây Hồ, đền Quán Thánh, chùa Bà Đanh... Cứ mỗi dịp tết đến xuân về, nơi đây lại thu hút hàng ngàn khách trong và ngoài nước đến vãn cảnh, tham quan lễ chùa. Hồ Tây gây ấn tượng bởi vẻ đẹp không đổi bởi mặt nước xanh mênh mông, quanh năm lượn sóng mà còn mang vẻ đẹp thơ mộng bởi sắc hồng thơm ngát của hoa sen, sắc tím của hoa bằng lăng, sắc đỏ của hoa phượng hay màu vàng rực rỡ của muồng hoàng yến. Vẻ đẹp mộng mơ của Hồ Tây là lúc chiều tà hay màn đêm buông xuống, cũng là khi nơi đây trở thành địa điểm gặp gỡ, hẹn hò lý tưởng của nhiều người.  Nếu bạn muốn nghỉ chân, ngắm cảnh và tận hưởng view hồ hãy ghé vào một quán cà phê để thưởng thức một ly cà phê hay một tách trà nóng để cảm nhận vẻ đẹp yên bình nơi đây. Đến Hồ Tây, đừng quên thưởng thức những món đặc sản như bánh tôm phủ Tây Hồ, kem hồ Tây,.. hay những hoạt động thú vị như đạp xe dạo quanh hồ (50.000đ/xe/ tùy thời gian), đạp vịt (80.000đ/vé/giờ), chèo thuyền SUB (100.000đ-500.000đ tùy thời gian), check-in thung lũng hoa hồ tây (20.000 đồng/vé người lớn; 80.000 đồng/vé học sinh, sinh viên; miễn phí vé cho người già trên 80 tuổi và người khuyết tật.)...

Vinpearl Aquarium Times City

26/10/2023

Vinpearl Aquarium Times City

Thủy cung Times City (Vinpearl Aquarium Times City) là thủy cung quy mô lớn nhất hiện nay, là địa điểm du lịch tại chỗ lý tưởng mang đến những trải nghiệm thú vị về thế giới tự nhiên mà du khách không thể bỏ qua.   Thủy cung được xây dựng với chủ đề “Trăm sông đổ về một biển”, với 30.000 loài sinh vật biển từ khắp nơi trên thế giới sinh sống trong “đường hầm biển” chứa 3 triệu khối nước biển, thủy cung được phân tách thành 4 khu vực chính: khu nước ngọt, khu nước mặn, khu bò sát, khu trưng bày mẫu vật và 1 khu vực dành cho trẻ em.   1.Thủy cung Vinpearl Times City khu nước ngọt Nơi đây du khách có thể chiêm ngưỡng sự phong phú, đa dạng của các loài sinh vật. Bạn sẽ có cảm giác như mình đang ở thế giới khác - thế giới của khu rừng Amazon huyền bí, hoang sơ, đang chờ được khám phá. 2.Thủy cung Vinpearl Times City khu nước mặn Khu nước mặn với nhiều loài động vật nơi đại dương sẽ khiến du khách đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Du khách có cơ hội gặp gỡ, giao lưu với những chú chim cánh cụt hết sức đáng yêu, thân thiện, đồng thời có cơ hội tìm hiểu đặc trưng của những người bạn Nam Cực nhỏ bé này.  3.Thủy cung Times City khu hang động bò sát Đây là thủy cung đầu tiên tại Việt Nam sở hữu thế giới bò sát, với rất nhiều loài bò sát, sinh vật lưỡng cư được nuôi dưỡng tại đây như: rồng Úc, rồng Nam Mỹ, kỳ đà, cá sấu,... 4.Khu trưng bày mẫu vật Đây là điểm dừng chân cuối tại Thủy cung Times City. Với hơn 200 mẫu vật của các loài thủy sinh vật khắp thế giới như san hô, ốc, cá, chim cánh cụt,... tất cả đều làm từ thực thể sống qua quá trình xử lý với các chất hóa học. Ngoài ra, khi đến với Thủy cung Times City, bạn không thể bỏ qua những show diễn đặc sắc như: show diễn nàng tiên cá, show cho cá ăn, show cho cánh cụt ăn, show làm quen với thế giới bò sát,... Thủy cung Times City không chỉ mang đến những trải nghiệm lý thú về một đại dương thu nhỏ giữa lòng Hà Nội mà là nơi cung cấp những tri thức về các loài sinh vật từ nhiều hệ sinh thái khác nhau. Đây chính là điểm đến lý tưởng của du khách để vui chơi, tận hưởng kỳ nghỉ của mình. Vinpearl Aquarium Times City Địa chỉ: số 50, đường Tương Lai, Hầm B1, Trung Tâm Thương Mại Times City, 458 Phố Minh Khai, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Giờ mở cửa: 9h30-22h  Hotline: +84 1900 6677  Website Facebook

Tượng đài “ Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh”

24/10/2023

Tượng đài “ Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh”

Tượng đài “ Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh” nằm tại vườn hoa Vạn Xuân, đền Bà Kiệu ( bên Hồ Gươm), quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Tại vị trí này trước năm 1954 là nhà bia tưởng nhớ cha Alexandre de Rhodes, một trong những người có công lớn mang lại chữ viết hiện nay cho người Việt. (Ảnh sưu tầm) Tại thời điểm cuối tháng 12 năm 1946, trước thái độ hung hãn và những hành động cuớp nước của thực dân Pháp, toàn quốc kháng chiến bùng nổ. Hưởng ứng Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Hồ chủ tích, quân và dân Hà Nội đã kiên cường chiến đấu trong vòng vây hơn 60 ngày đêm, bảo vệ từng con đường, góc phố, từng ngôi nhà, Quân Pháp đã vấp phải sự kháng cự quyết liệt và chịu thiệt hại nặng nề… Hơn 60 ngày đêm “ sống chết với Thủ đô” đó, những người con ưu tú của Thăng Long- Hà Nội ngàn năm đã viết nên bản hung ca tinh thần yêu nước trong thời đại mới, và họ được mang phiên hiệu thân thương- “Trung đoàn Thủ đô”. Sau này để kỷ niệm ngày Toàn quốc kháng chiến, thành phố Hà Nội đã xây dựng tượng đài Cảm Tử Quân cùng khẩu hiểu “ Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” trích từ bức thư động viên do Bác Hồ gửi. Hình tượng đài anh vệ quốc quân và cô gái Hà thành trong trang phục truyền thống ở tư thế chiến đấu- thể hiện tinh thần bất khuất, ý chí dung cảm của quân và dân thủ đô trong những ngày đầu kháng chiến chống Pháp. Hơn 70 năm đã qua đi cùng với lời Bác Hồ viết “ lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” giường như vẫn còn nguyên giá trị thực tiễn và lịch sử. Đó là một biểu tượng phản ánh tinh thần kháng chiến của người Hà Nội và cùng đó là sự hun đúc tinh thần kháng chiến của toàn dân tộc chúng ta chứ không phải người Hà Nội không. Nó biểu trưng cho khí phách có thể nói là chiến đấu quên hết mọi thứ cho dân tộc chúng ta. (Ảnh sưu tầm) Với bề dày truyền thống vẻ vảng của dân tộc ta về tinh thần đấu tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước, cùng tinh thần hào khí quân và dân đã thề một lòng “ Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, cùng nhau đứng dậy đấu tranh chống thực dân, đế quốc và giáo dục truyền thống cho thế hệ sau này lời thề năm xưa còn vang vọng mãi như một lời nhắn gửi của cha ông tới thế hệ trẻ, hãy mang sức của mình để bảo vệ đất nước. Gần 30 năm kể từ ngày dựng xây tượng đài đến ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước là khoảng thời gian dài. Nhưng giá trị tư tưởng, hào hùng của hình tượng người chiến sĩ cảm tử còn mãi với thời gian. Nó như sự kết nối sức mạnh của dân tộc Việt Nam đến ngày thống nhất toàn thắng, non sông về một giải. Trải qua nhiều biến động của cuộc sống và thời gian nhưng vẫn hiên ngang như tinh thần người chiến sỹ cách mạng năm xưa. Nó không chỉ trong tiềm thức của người con thủ đô mà còn gây ấn tượng sâu sắc tới khách du lịch trong nước và nước ngoài.

Trường đại học Hà Nội

23/10/2023

Trường đại học Hà Nội

Trường đại học Hà Nội còn có một cách gọi thân thương khác là HANU nằm tại đường Km9, Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Được thành lập từ năm 1959 với tên gọi ban đầu Trường Đại học Ngoại ngữ, trải qua hơn nửa thế kỉ hoạt động, trường đã từng bước khẳng định vị thế là trường đại học công lập uy tín trong đào tạo ngoại ngữ ở cả ba cấp độ Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ. Đây cũng là trường đại học đầu tiên của Việt Nam đào tạo chính quy 08 chương trình cử nhân chuyên ngành hoàn toàn bằng tiếng Anh và 01 chương trình đào tạo bằng tiếng Pháp. Với 11 ngành ngoại ngữ; 9 chuyên ngành khác ngoài ngôn ngữ, dạy-học hoàn toàn bằng ngoại ngữ; 6 trung tâm đào tạo và hợp tác quốc tế. Đến năm 2019, trường đã mở thêm ba chuyên ngành mới đào tạo bằng tiếng Anh và mở rộng thêm đào tạo các ngành ngôn ngữ chất lượng cao. Trường mang trong mình 5 tiêu chí lớn: đổi mới, giảng dạy và nghiên cứu chất lượng cao, năng động, môi trường quốc tế và hiện đại.   Trường đại học Hà Nội là nơi tụ họp những sinh viên tài năng đến từ trong nước và ngoài nước. Đi dọc khung viên trường, ta rất dễ bắt gặp các bạn sinh viên trao đổi từ Lào, Hàn Quốc, Trung Quốc,... tin tưởng vào trường đại học Hà Nội để học tập và trải nghiệm cuộc sống tại Hà Nội. Về bố cục của trường, trường xây dựng các toà nhà khác nhau phục vụ cho mục đích học tập và giảng dạy khác nhau. Điều đặc biệt với những toà nhà là mỗi toà đều được sơn những màu sắc khác nhau. Đi cùng với nó là một sân thể dục thể chất ngoài trời đẹp và đầy đủ tiện nghi. Bên trong khuôn viên trường còn có cả kí túc xá cho sinh viên từ D4 đến D7, và nhiều kí túc xung quanh nữa. Trường có một tòa nhà thư viện dành cho sinh viên trong trường với tên gọi là thư viện Hà Nội, đây là nơi mà mỗi sinh viên Hanu đến và tìm hiểu, học hỏi thêm được nhiều tri thức về ngôn ngữ cũng như chuyên ngành của mình, hơn thế nữa đó cũng là một nơi để sinh viên Hanu nghỉ ngơi sau một buổi sáng học tập và chuẩn bị cho buổi học tiếp theo. Phía bên ngoài trường là những cửa hàng bán đồ ăn vặt, nước uống hay đến đồ dùng học tập, tất cả đều là nơi để phục vụ cho các bạn sinh viên trước, trong và sau mỗi buổi học.   Trường có rất nhiều hoạt động từ hoạt động của các câu lạc bộ như DEL, Future Speakers Hanu, HanuTimes,... đến các hoạt động của các khoa, hoạt động của Đoàn trường. Có lẽ hoạt động lớn nhất cũng như sôi nổi nhất của trường tổ chức là lúc đón các bạn tân sinh viên hàng năm và lễ mừng sinh nhật của trường. ~Information~ Hanoi University Địa chỉ : Nguyễn Trãi, P. Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội Điện thoại: (84-24) 38544338 Website: https://www.hanu.vn/

Tháp nước Hàng Đậu

19/10/2023

Tháp nước Hàng Đậu

“ĐẤU TRƯỜNG LA MÃ GIỮA LÒNG HÀ NỘI “ (Ảnh sưu tầm) Tháp nước Hàng Đậu là công trình cấp nước có từ thời Pháp thuộc. Tháp nằm trên phố Hàng Đậu “con phố kéo dài từ Trần Nhật Duật đến Hàng Than” vì thế nên được gọi là Tháp Hàng Đậu. Năm 1894, dịch bệnh hoành hành, đe dọa cuộc sống cư dân Hà Nội và 12000 binh sĩ cư trú. Chính vì vậy, các công trình nhà máy nước lần lượt ra đời. Tháp nước Hàng Đậu và nhà máy nước Yên Phụ ra đời trong hoàn cảnh này, có nhiệm vụ cung cấp nước sạch cho binh sĩ và người dân ở khu Phố Cổ. Người Pháp gọi đây là tháp nước Hàng Đầu vì nằm ở đầu phố, góc Đông Bắc thành Thăng Long xưa. (Ảnh sưu tầm) Tháp nước Hàng Đậu là một công trình mang đậm dấu ấn kiến trúc Pháp. Tháp hình trụ tròn, đường kính 19m, tính cả chóp là 25m, trên mái lợp tôn, xung quanh thân là những ô cửa nhỏ. Công năng của tháp là cung cấp nước cho khu vực nội thành Hà Nội thời Pháp thuộc và chính thức dừng sau năm 1954. Trải qua bao vật đổi sao dời suốt chặng dài tồn tại, Tháp nước Hàng Đậu cũng không tránh khỏi có lúc thăng lúc trầm, có lúc bị bỏ quên trong nhếch nhác, có lúc bị chuyển đổi chức năng làm quán nhậu, song may mắn thay đến ngày nay nó đã được trở lại với dáng vẻ đĩnh đạc ngày xưa, như chàng Hercule, chàng David, như võ sĩ giác đấu nơi vũ trường La Mã ngày xưa. Tọa lạc đúng vào vùng giáp ranh giữa hai quận đậm vẻ tâm linh là Ba Đình và tấp nập bán mua là Hoàn Kiếm, giữa tâm điểm của 6 đường phố xòe ra như những giẻ quạt khổng lồ mang tên Phan Đình Phùng, Hàng Cót, Hàng Giấy, Hàng Đậu, Hàng Than và Quán Thánh; ở cái đỉnh tụ lại của chúng, nghiễm nhiên hình thành một quảng trường nhỏ nhắn, tiếp cận ngay với đầu một vườn hoa mang tên Vạn Xuân, mà trước năm 1975 cũng mang tên Hàng Đậu. Nơi đây đột khởi lên một công trình kiến trúc đã có tuổi thọ đáng nể: 116 năm, vắt qua 3 thế kỷ XIX, XX, XXI. (Ảnh sưu tầm) Ngày nay tòa tháp nước cổ Hà Nội đã hết thời cung cấp nước nhưng vẫn còn đó vẻ bề uy nghi, đầy quyến rũ của các công trình kiến trúc cổ đặc sắc một thời in dấu như là hình ảnh tiên phong đột phá trong quy hoạch văn minh đô thị . Trải qua hơn 100 năm dâu bể, ở khu vực này vẫn còn đó gần như nguyên vẹn với vẻ đẹp phong trần, kiêu hãnh vút cao tới 25m và đường kính 19m. Nhiều người ít có cơ hội được bước qua cánh cửa đóng im lìm suốt nhiều năm tháng để phiêu du trong lòng tháp cổ, để một lần cảm nhận được ớn lạnh với ánh sáng chập chờn. Đâu trên chóp cổ, nghe nói vẫn còn đặt bể đựng nước chứa được 1250m3 nước phục vụ con người. 

Phố sách Đinh Lễ

13/10/2023

Phố sách Đinh Lễ

Với hàng nghìn đầu sách, từ những cuốn mới mới nhất đến những cuốn không còn tái bản, phố Đinh Lễ được mệnh danh là kho sách của Hà Nội, là thiên đường mà những người yêu sách không thể nào bỏ qua. Phố Đinh Lễ kéo dài từ phố Ngô Quyền đến phố Đinh Tiên Hoàng, là con phố dài chỉ hơn trăm mét nhưng có hàng chục nhà sách lớn nhỏ. Những người yêu sách Hà Nội thường truyền tai nhau rằng đến với Đinh Lễ, bạn chắc chắn sẽ tìm được thứ mình cần. Với thể loại sách vô cùng phong phú đáp ứng đầy đủ nhu cầu của đối tượng người đọc cùng giá thành vô cùng hợp lý, không khí nơi đây luôn tấp nập, nhộn nhịp, đặc biệt là những dịp cuối tuần. Nhắc đến phố sách, ta không thể bỏ qua nhà sách Mão, một chốn bình yên giữa phố thị ồn ào, ẩn khuất trong con ngõ nhỏ và sâu hun hút ở gác 2 khu tập thể số 5 phố Đinh Lễ. Đi qua những bậc thang vừa dài vừa hẹp, hành lang nhuốm màu thời gian, bạn sẽ tìm thấy Nhà sách Mão, tiệm sách lâu đời, có thể nói là “nơi khai sinh” phố sách Đinh Lễ. Không có biển hiệu hoành tráng, chỉ vỏn vẹn dòng chữ “Nhà sách Mão” với mũi tên chỉ lên tầng hai, nơi đây cách biệt với không gian ồn ào bên ngoài, là căn gác nhỏ tuy giản dị nhưng rất đỗi yên bình. Bạn dễ dàng tìm được bất cứ loại sách nào mình cần từ Phật giáo, triết học, phong thủy,... thậm chí bạn còn có thể tìm được những cuốn sách mà đã ngừng tái bản từ rất lâu rồi. Không gian tri thức khổng lồ, hương thơm từ những trang sách và mùi hương tinh dầu nhè nhẹ khiến nơi đây mang nét riêng đầy mê hoặc.  Không gian được thiết kế theo phong cách cổ, những chiếc kệ sách san sát mang đậm nét đặc trưng của những năm 80, 90, điểm nhấn nổi bật là chiếc cầu thang xoắn ốc thẳng đứng khiến bao người say lòng. Nhà sách hiện bán khoảng 10.000 đầu sách, mỗi cuốn có vài chục hoặc vài trăm cuốn phục vụ cả bán buôn và bán lẻ. Không chỉ bày bán sách, nhà sách Mão còn là thư viện mở với không gian đọc sách miễn phí, đây là địa điểm học tập và làm việc vô cùng lý tưởng. Bạn có thể tìm một nơi bình yên, thưởng thức một cốc trà bên cuốn sách ưa thích, thả mình vào dòng thời gian chầm chậm trôi. Nhà sách Mão Địa chỉ: Gác 2, Khu tập thể số 5, Phố Đinh Lễ, Hoàn Kiếm,  Hà Nội. Giờ mở cửa: 9h - 17h hàng ngày. Hotline: 02438261652 Website: http://nhasachmao.com/ Facebook: https://www.facebook.com/nhasachmaodinhle

Nhà tù Hỏa Lò

11/10/2023

Nhà tù Hỏa Lò

Nhà tù Hỏa Lò nằm ở số 1 phố Hỏa Lò, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Khu di tích vẫn còn trường tồn với thời gian cho đến tận ngày nay, là một minh chứng rõ nét cho cả một thời kì lịch sử khổ cực mà gian lao, biểu tượng cho tinh thần bất khuất, kiên cường của những người con Việt Nam yêu nước. Hiện nay nhà tù không còn được giữ so với nguyên bản của nó, tuy nhiên sẽ rất tiếc khi đến Hà Nội mà không ghé thăm nơi này. Bất cứ ai đều có thể tham quan Nhà tù Hỏa Lò tại bất cứ thời điểm nào trong năm kể cả những ngày lễ, đồng thời giá vé vào cửa cũng rất rẻ, chỉ khoảng 30.000 Việt Nam đồng. Thiết kế xây dựng của trại giam cho phép Hỏa Lò thường xuyên chứa khoảng 500 tù nhân với chế độ giam giữ, ép cung cực kỳ hà khắc, dã man. Cùng với chiếc vũ khí man rợ nhất của Thực dân Pháp là cỗ máy chém khổng lồ, nhà tù Hoả Lò được biết đến là một trong 10 nhà tù khét tiếng nhất Thế giới hay đứng đầu top 5 địa điểm rùng rợn nhất Đông Nam Á.   Một nơi khác trong nhà tù: Cachot-ngục tối, đây chính là địa ngục của địa ngục, chuyên để giam giữ những kẻ có hành vi cố ý chống đối, hay những phạm nhân nguy hiểm. Đúng như tên gọi, nơi đây vô cùng tối tăm, thiếu không khí và rất chật hẹp. Cachot là nỗi ác mộng kinh hoàng với bất kỳ phạm nhân nào, với những màn tra tấn, đánh đập dã man, tù nhân bị giam giữ ăn ở, ngủ nghỉ, vệ sinh tại chỗ. Hầu như những tù nhân ở đây sau một thời gian đều bị ghẻ lở, phù nề, điên loạn.   Tra tấn, đàn áp dã man là thế nhưng không thể khuất phục tinh thần, ý chí bất khuất quật cường của các chiến sĩ Cách mạng. Những buổi tuyên truyền phong trào, tư tưởng cách mạng của Đảng vẫn âm thầm diễn ra bất chấp những trận đánh đập của cai ngục. Chính nơi đây ngọn lửa phục hận, ánh sáng hy vọng vẫn len lỏi khắp các ngóc ngách tối tăm của nhà tù. Từ sau 1954, nhà tù được chính quyền và nhân dân ta sử dụng với tên gọi “Trại tạm giam phạm nhân Hà Nội”, những năm 1964-1979, Nhà tù Hỏa Lò giam giữ những phi công Mỹ và tù binh chiến tranh biên giới. Hoả Lò được người biệt danh là “địa ngục trần gian” giữa lòng Hà Nội với tù nhân. Họ phải chịu từ những cú tát nảy lửa lúc vừa bước chân qua cánh cổng bằng gỗ lim nặng chịch, rồi bị gông cùm, đánh đập dã man trong các phòng biệt giam hay xà lim án chém.   Nhà tù Hỏa Lò là minh chứng về sự hy sinh, chịu đựng gian khổ, tinh thần chiến đấu kiên cường, quật khởi trước thực dân Pháp của các chiến sĩ cách mạng, vừa là bản án tố cáo những tội ác man rợ của chế độ thực dân Pháp trong thời kỳ đô hộ ở Việt Nam. Hiện nay, Nhà tù Hỏa Lò đã trở thành nơi giáo dục truyền thống yêu nước, cách mạng tới mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ của Thủ đô,  nơi thu hút đông khách du lịch trong nước và quốc tế đến tham quan, nghiên cứu và học tập. Địa chỉ: 1 Hỏa Lò, Hoàn Kiếm, Hà Nội Giá vé: 30.000đ/người Giờ mở cửa: 8:00 – 17:00

Nhà thờ Hàm Long

10/10/2023

Nhà thờ Hàm Long

(Ảnh sưu tầm)   Nhà thờ Hàm Long là một nhà thờ của Giáo hội Công giáo Rôma, thuộc Tổng giáo phận Hà Nội, Việt Nam. Đây là một trong những nhà thờ lớn ở Hà Nội. Nhà thờ tọa lạc ở số 21 phố Hàm Long, phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, công trình do kiến trúc sư người Việt, Doctor Thân(quê ở Hạ Hồi, Thường Tín, Hà Tây) du học ở Pháp thiết kế. Nhà thờ hoàn thành vào ngày 7 tháng 5 năm 1939, cao 17m. (Ảnh sưu tầm) Được đánh giá là một trong những nhà thờ đẹp nhất Hà Nội, tại đây có tới hai mặt tiền trông ra các phố Ngô Thì Nhậm và phố Hàm Long. Kiến trúc nhà thờ nổi bật bởi tháp chuông nằm ở trung tâm mặt đứng, được trang trí giản dị và hài hòa, thêm nữa nhà thờ còn có hệ thống cửa lấy sáng có hình quả trám đặt bên cạnh các họa tiết trang trí hình tròn mang nhiều tính bản địa. Đáng chú ý là ở đây người ta dùng nhiều chất liệu xây dựng trong dân gian như: rơm hồ vôi, nứa, giấy bản... để tạo các vòm cuốn, gây hiệu quả phản âm khi hành lễ mà không cần đến những thiết bị âm thanh hiện đại. Trên các cột và bàn thờ được trang trí bằng các hoạ tiết dây thừng như kiểu dây áo dòng Phanxicô.4 (Ảnh sưu tầm) Ở cửa chính của nhà thờ có một bức phù điêu ở phía dưới gác chuông. Trên đó có khắc cây thánh giá với hai cánh tay đóng đinh trên thánh giá, cánh tay không có áo là cánh tay của Chúa Giêsu, cánh tay có áo là cánh tay của thánh Phanxicô thành Assisi. Đây chính là biểu tượng phổ quát của dòng Phan Sinh. Các cửa đi vào nhà thờ đều có màu nâu là màu của dòng Phan Sinh. Còn các cột có hình tượng dây buộc, các dây đó là các dây thắt lưng của tu sĩ dòng nhất, dòng nhì.Ở bên trong nhà thờ có ba vị thánh trên bàn thờ, đứng giữa là thánh Antôn thành Padova, bên cạnh là thánh Clara và thánh Phanxicô, cả ba vị đó đều là tu sĩ dòng nhất và dòng nhì.  Cùng với lối kiến trúc đẹp và cách trang hoàng lộng lẫy, tỉ mỉ, công phu, nhà thờ luôn là điểm đến thú vị dành cho các bạn trẻ, đặc biệt là trong mùa Giáng Sinh hàng năm. Hòa cùng dòng người náo nức đổ về nơi đây, bạn có thể đón Giáng sinh ngay ngoài cổng nhà thờ bằng những ngọn nến lãng mạn xếp quanh chân mình, bầu không khí chắc chắn sẽ trở nên ấm áp hơn rất nhiều. ẨM THỰC ĐẶC SẮC  QUANH NHÀ THỜ HÀM LONG (Ảnh sưu tầm) Du khách đến đây không chỉ để thăm thú cảnh quan mà còn được thưởng thức ẩm thực đường phố ngon nức lòng tại nơi đây. Món ăn đầu tiên phải kể đến đó là bún ngan. Quán bún ngan nổi tiếng này cực kỳ đông khách, nằm đối diện với nhà thờ, đoạn giao giữa phố Hàm Long và phố Ngô Quyền. Thời gian mở quán từ chiều tới đêm khuya, đáp ứng đầy đủ nhu cầu ăn đêm của các thực khách. Ngoài bún ngan, thực khách có thể gọi thêm đĩa ngan luộc hay bát canh tiết để thưởng thức trọn vẹn hương vị món ăn. (Ảnh sưu tầm) Một quán ăn nữa rất hút khách nằm trong một ngõ nhỏ đối diện với nhà thờ, đó là quán nộm với đa dạng hương vị gồm nộm thịt bò, chim quay hay nem cuốn,… Ngoài ra quán cũng có nhiều món ăn ưa thích của các bạn trẻ như khoai tây, khoai lang, ngô ngọt chiên, bánh bột lọc… Các món ở đây nổi tiếng ngon – bổ – rẻ nên có mức giá chỉ dưới 10.000 – 20.000 đồng/món. (Ảnh sưu tầm) Đối với du khách đến đón Giáng Sinh thì món bánh trứng gà non là một sự lựa chọn khá thú vị. Chiếc bánh có hình dạng tương tự tổ ong, khi ăn có vị thơm ngọt, béo ngậy mà không hề ngán. Cho nên, đây là món ăn rất ưng mắt, vừa miệng với các bạn trẻ Hà Thành. ~Information~ Nhà Thờ Giáo Xứ Hàm Long Địa chỉ:  21 P.Hàm Long, Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội Khai trương : ngày 7 tháng 5 năm 1939

Đại sứ quán Nhật Bản

20/9/2023

Đại sứ quán Nhật Bản

Đại sứ Quán là Cơ quan đại diện ngoại giao của một quốc gia này tại một quốc gia khác,được thiết lập khi 2 nước có quan hệ ngoại giao và đồng ý thiết lập cơ quan ngoại giao, ở đây là nước Nhật Bản được đặt tại thủ đô Hà Nội, Việt Nam. Người đứng đầu Đại sứ Quán (hay còn gọi là Ngày Đại sứ Đặc Mệnh Toàn quyền) có quyền hạn trên phạm vi cả nước trong các vấn đề như visa, kinh tế, văn hóa, chính trị,.. Đại sứ sẽ chịu trách nhiệm báo cáo lên Bộ Ngoại Giao của Nhật, đó là Ngài Đại sứ UMEDA KUNIO, tiếp đó là Tham tán, Bí thư, Tùy viên,...Ngài Đại sứ quán Nhật đã có nhiều hoạt động tham gia tại Việt Nam từ năm 2016 cho đến nay nhằm nắm bắt và hiểu thêm về con người và đất nước Việt Nam. Đại sứ quán làm việc từ thứ hai đến thứ sáu từ 8h00 sáng đến 17h15 chiều, thêm nữa giờ mở cửa xin visa sẽ là 8h30 sáng đến 11h30: nhận hồ sơ và từ 13h30 chiều đến 16h45 chiều: trả kết quả. Về cơ chế ngày nghỉ, ngày 24 tháng 12 hàng năm sẽ là ngày nghỉ bù kỷ niệm Ngày sinh Nhật Hoàng, và ngày 31 tháng 12 là ngày nghỉ của Cơ quan hành chính. Nếu các bạn có việc cần vào đại sứ Quán Nhật để xin visa hay để nhập cư, cần phải xác nhận cá nhân trước khi vào Đại sứ Quán: xuất trình hộ chiếu chính hoặc bản sao hoặc giấy tờ có dán ảnh chứng minh nhân dân do chính quyền cấp. Về văn hóa thông tin và giao lưu con người - giáo dục, Đại sứ Quán Nhật Bản đang đẩy mạnh những công tác giữa hai nước nhằm thúc đẩy và phát triển cả hai bên như chứng nhận cấp học bổng du học cho sinh viên Việt Nam. Với mục đích thúc đẩy sự hiểu biết và quan tâm đối với Nhật Bản, Trung tâm hiện đang tiến hành các hoạt động như tổ chức họp báo, các buổi diễn thuyết, họp báo, thực hiện chương trình mời phóng viên sang thăm Nhật Bản,... Ngoài ra, Trung tâm còn rất tập trung thúc đẩy các hoạt động về văn hóa, hoạt động giáo dục tiếng Nhật và nghiên cứu Nhật Bản, hoạt động lưu học sinh,.. Về quan hệ hai nước Nhật Bản - Việt Nam được chính thức thành lập vào năm 1973, hai nước hoạt động với nhau với 3 mục đích chính: hòa thuận, thống nhất và cùng nhau xây dựng - phát triển.   Đại sứ quán Nhật Bản tại nơi gần trung tâm của thủ đô Hà Nội, rất dễ để di chuyển tới dù bạn đi xe máy hay bằng ô tô, trước khi vào trung tâm cần phải xuất trình giấy tờ trước. Nếu bạn là khách du lịch đến từ nước Nhật sang Hà Nội mà mất hộ chiếu hoặc muốn xin visa, Đại sứ quán nằm tại Ba Đình Hà Nội sẽ là nơi bạn cần ghé qua. Còn nếu bạn muốn xin học bổng du học tại Nhật Bản thì đây chắc hẳn phải là điểm dừng của bạn rồi. Hãy đừng để những lo lắng mà cản bước bạn sang thăm thú Hà Nội, Việt Nam, hãy chuẩn bị đồ dùng, xách balo lên và đi thôi, nếu có khó khăn hãy liên hệ với các đại sứ quán sẽ được yoaj lại cố định tại thủ đô Hà Nội, Việt Nam.     Thông tin Địa chỉ          : 27 Liễu Giai, Quận Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam Thời gian      : Thứ hai ~ Thứ sáu (8:30〜17:15) Ngày nghỉ     : Thứ Bảy・Chủ nhật Điện thoại     : 84-24-3846-3000 Fax              : 84-24-3846-3046 Website        : https://www.vn.emb-japan.go.jp/itpr_ja/mexthikkishiken2023.jp.html

Cửa ô Quan Chưởng

15/9/2023

Cửa ô Quan Chưởng

Cửa ô Quan Chưởng - con phố ngắn nhất Hà Nội nằm cuối phố Hàng Chiếu, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.                                         (Ảnh: Sưu tầm) Cửa ô quan trưởng  (hay còn gọi là ô Đông Hà, ô Thanh Hà, ô Cửa Đông) là một cửa ô của Hà Nội xưa, nằm ở phía Đông của toà thành đất bao quanh Kinh thành Thăng Long, được xây dựng vào năm Cảnh Hưng thứ 10 (1749), đến năm Gia Long thứ ba (1817) được xây dựng lại và giữ nguyên kiểu cách đến ngày nay. Đây là một trong 21 cửa ô còn sót lại của thành Thăng Long cũ. Nếu chỉ là du khách đến từ nước ngoài hay vùng tỉnh khác ngoài Hà Nội, chúng ta có lẽ chỉ nghĩ đó chỉ là một cửa ô rất cổ và đi qua nó là đến con đường lớn Trần Nhật Duật. Nhưng tồn tại đằng sau nó còn có cả một câu chuyện. Theo như sử sách ghi lại, vào đời vua Lê Thái Tông (1740-1786) kinh thành Thăng Long có rất nhiều cửa ô như: ô Cầu Giấy, ô Chợ Dừa, ô Cầu Dền hay ô Quan Chưởng. Mỗi cửa ô đều được xây dựng như một chiếc cổng, ngày mở, đêm đóng và có rào, có tuần đi canh phòng nhằm ngăn ngừa đạo chích, canh chừng hỏa hoạn. Và Cửa ô Quan Chưởng là cửa ô còn sót lại cuối cùng của thành Thăng Long cho đến thời điểm này, mục đích xây dựng Ô Quan Chưởng nhằm ghi nhớ sự hy sinh của viên Chưởng cơ và binh lính nhà Nguyễn, chiến đấu chống Pháp khi chúng đánh thành Hà Nội.                                           (Ảnh: Sưu tầm) Về kết cấu bố cục, cho đến thời điểm này cửa kh cổ và cần được bảo vệ cẩn thận. Ô Quan Chưởng gồm 2 tầng và được xây dựng theo kiểu vọng lầu - một kiểu kiến trúc đặc trưng thời nhà Nguyễn; tầng thứ nhất có 3 cửa, cửa chính nằm ở giữa, cao và rộng khoảng 3m, hai cửa phụ nằm ở hai bên, rộng khoảng 1,65m, cao 2,5m. Điểm đặc biệt là cả 3 cửa đều được thiết kế theo kiểu vòm cuốn, tầng thứ 2 có vọng lầu 4 mái, thu nhỏ ngay tại vị trí nóc cửa chính, xung quanh có lan can trang trí các hình lục lăng, tứ giác, hoa thị. Giữa phần trên nóc cửa chính và vọng lầu là một khung hình chữ nhật, cao gần 1m, rộng khoảng gần 3m,  có đắp nổi ba chữ Hán “Đông Hà Môn” mà đến nay vẫn còn nguyên dòng chữ đó. Tường phía bên trái cửa chính có gắn một tấm bia đá do Tổng đốc Hoàng Diệu cho đặt năm 1881 ghi lệnh cấm người canh gác không được sách nhiễu nhân dân mỗi khi qua lại cửa ô.                                        (Ảnh: Sưu tầm)  Xung quanh khu Cửa Ô Quan Chưởng là tấp nập các cửa hàng bán mặt hàng đa dạng và luôn luôn nhộn nhịp người qua lại mua sắm và thưởng thức những món ăn xung quanh khu cửa ô này. Đối với người dân sống lâu năm ở con phố này, có lẽ Cửa Ô Quan Chưởng là một nơi mà gắn bó không thể tách rời được. Cho đến nay khu cửa ô phải cần được tu sửa và bảo dưỡng cẩn thận để những lớp rêu phong và nét cổ xưa kính không bị mất đi, đây cũng là nơi để khách du lịch có một lần được nhìn và cảm nhận được vẻ đẹp cổ xưa của người dân Hà Thành.                                        (Ảnh: Sưu tầm)  

Công viên nước Hồ Tây

14/9/2023

Công viên nước Hồ Tây

Nằm ngay cạnh hồ Tây xinh đẹp và bình yên của Hà Nội, công viên nước hồ Tây hiện đang là một điểm đến thú vị và thu hút sự quan tâm của rất nhiều khách du lịch. Nơi đây được yêu thích bởi rất nhiều các gia đình cũng như các học sinh, sinh viên, đặc biệt là trong thời tiết oi bức, khó chịu của mùa hè khi mà ai ai cũng muốn tìm cho mình một không gian trong lành, mát mẻ sau những giờ làm việc, học tập căng thẳng, mệt mỏi. Khu công viên được chính thức đưa vào hoạt động từ ngày 19/5/2000 và trong suốt gần 20 năm qua, nó vẫn luôn là một điểm đến quen thuộc của khách du lịch cả trong và ngoài nước. Khu vui chơi công viên nước hồ Tây có diện tích gần 8 ha, được gọi là công viên nước nhưng thực chất đây là khu tích hợp vui chơi cả trên cạn và dưới nước. Bạn cũng có thể hoàn toàn yên tâm khi vui chơi tại công viên nước hồ Tây vì nước ở đây rất xanh, trong, mát lành và được xử lý qua hệ thống lọc nước tuần hoàn vô cùng đảm bảo, bộ phận y tế luôn sẵng sàng có mặt để kiểm tra nguồn nước vì sức khoẻ của khách hàng, đặc biệt trong khoảng thời gian mùa hè khi mà mọi người đổ xô ra khu công viên thư giãn. Hệ thống các trò chơi tại đây cũng được kiểm tra kỹ càng để đảm bảo an toàn và các nguyên vật liệu hoàn toàn được nhập từ Tây Ban Nha rất hiện đại. Công viên được mở cửa từ tháng đến cuối tháng tháng 9 hàng năm. Khi đến đây các bạn không những được hòa mình vào bể tạo sóng, sông lười mà còn có thể tham gia các hoạt động vui chơi giải trí hấp dẫn như: trượt cao tốc, trượt phao,…trượt ống, trượt thảm, nhảy cầu, đu cáp treo… và còn rất nhiều trò chơi thú vị và độc đáo khác. Trong số đó không thể không kể đến 2 đường trượt cao tốc có độ cao 14,5m lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam. Khi đến với công viên, bạn sẽ có thể bị choáng ngợp với hệ thống các trò chơi được lắp đặt vô cùng hợp lý và hiện đại hàng đầu Việt Nam, sự kỳ vĩ của các thiết bị trò chơi cùng với sự trong trẻo, mát lành của nước sẽ làm cho đầu óc bạn cảm giác thực sự thư thái, xua tan đi những mệt nhọc sau một ngày dài. Tại đây bạn có thể trải nghiệm rất nhiều những trò chơi khác nhau từ cảm giác mạnh cho đến những trò chơi thư giãn nhẹ nhàng. Một số trò chơi tiêu biểu có thể kể đến như “Vòng quay khổng lồ”, có chiều cao khoảng 60m, tốc độ di chuyển nhẹ nhàng, bạn và người thân sẽ được thử cảm giác treo mình lơ lửng trên cao và ngắm toàn cảnh hồ Tây. Hay “Tàu điện trên không”, đây là một trò chơi mang đến cảm giác lạ, bạn sẽ ngồi lên trên tàu và ngắm nhìn hồ nước tuyệt đẹp, đây là một trò chơi không quá mạo hiểm và phù hợp cho mọi lứa tuổi. Nếu bạn là người ưa thích cảm giác mạnh hay muốn trải nghiệm sự mạo hiểm, phiêu lưu thì chơi các trò chơi như Rồng thép Thăng Long, Crazy wave, UFO, Đu Quay Bạch Tuộc,... Bạn đang tìm cho mình một nơi tránh nóng và  thư giãn hiệu quả dưới cái nóng 40 độ C của mùa hè? Tại sao không thử đến đây và tạo cho mình một mùa hè đáng nhớ? ~Information~ Địa chỉ :614 Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội Web: http://Congvienhotay.vn Tell: 024.37184.222 Thời gian mở cửa: Thứ 2~ Thứ 6( 8:00~20:00)                            Thứ 7~ Chủ Nhật (7:30~20:00)

Bảo tàng Hồ Chí Minh

5/9/2023

Bảo tàng Hồ Chí Minh

Tham Quan Bảo Tàng Hồ Chí Minh Lớn Nhất Việt Nam   Bảo tàng Hồ Chí Minh nơi ghi dấu những công danh và di tích lịch sử của người cha vĩ đại và những cuộc tiến công lừng lẫy của người dân Việt Nam. Bảo tàng Hồ Chí Minh có thể nói là niềm tự hào cho cả dân tộc Việt Nam, xung quanh bảo tàng còn có Chùa Một Cột, lăng Bác, quảng trường Ba Đình. Cái nhìn đầu tiên khi bước vào bảo tàng là tượng bác Hồ. Bức tượng được phủ vàng và có mặt trời trên đầu. Nó được coi là người đàn ông sáng nhất của Việt Nam. Nó được bao quanh bởi cây đa - biểu tượng của quê hương Hồ Chí Minh và hoa sen - cho thấy sự bình dị, thanh cao, tinh khiết, đắm đuối của thánh đường. Đi vào bên trong bảo tàng, nó được trang trí với 2 mặt: bên phải là lịch sử Việt Nam và bên trái nếu thuộc về lịch sử thế giới. Ví dụ như đầu tiên ta sẽ nhìn thấy quê của Bác, đó là một vùng đất nghèo của huyện Nam Đàn - Nghệ An. Người dân ở đây luôn phải sống trong cảnh nghèo khổ, thường xuyên phải chống chọi với thiên tai khắc nghiệt, những cánh đồng khô cằn quanh năm, nắng mới hạn chế, lũ lụt mới bị lũ lụt, mất mùa thường xuyên, cuộc sống khó khăn, Lũ lụt đã in đậm trong tiềm thức Người Nam Dân nói riêng, Nghệ An nói chung. Nổi bật nhất đó là Cuộc nổi dậy của Liên Xô là một loạt các cuộc nổi dậy, đình công và biểu tình vào năm 1930 và 1931 của nông dân, công nhân và trí thức Việt Nam chống lại chế độ thực dân Pháp, chính quyền và địa chủ. Nghệ Tĩnh là tên ghép của hai tỉnh miền trung, Nghệ An và Hà Tĩnh, nơi chủ yếu diễn ra cuộc nổi dậy. Các cuộc biểu tình bày tỏ sự phẫn nộ chung đối với các chính sách của thực dân Pháp như đánh thuế nặng nề và độc quyền nhà nước đối với một số hàng hóa, cũng như tham nhũng và nhận thấy sự không công bằng của các quan chức và quan lại địa phương. Người biểu tình, trong khi bạo lực, được trang bị ít hơn vũ khí trang trại cơ bản, và bị đàn áp tàn bạo bởi sức mạnh quân sự áp đảo của Pháp. Cuộc nổi dậy suy yếu vào nửa cuối năm 1931 do nạn đói và đàn áp. Bên cạnh đó, các nghệ sĩ còn cho mô tả cho ta thấy cuộc chiến của thế giới thông qua hình họa và chữ viết.    Phía bên dưới bảo tàng là lối ra ngoài cũng là nơi để họ bày bán đồ lưu niệm và đồ giải khát. Tiếp theo bạn có thể đến thăm lăng Bác. Nó bắt đầu vào năm 1973, việc xây dựng lăng mộ được mô phỏng theo lăng mộ của Lenin ở Nga và lần đầu tiên mở cửa cho công chúng vào năm 1975. Các vật liệu cấu thành tòa nhà, từ đá granite ngoại thất đến gỗ nội thất, được đóng góp bởi những người từ khắp nơi trên đất nước. Cấu trúc cao 21,6 mét (70,9 feet) và rộng 41,2 mét (135,2 feet). Nằm bên trong lăng là hai nền tảng với bảy bước để ngắm nhìn thiên đường. Khuôn viên của bảo tàng rất rộng và khi bạn đặt chân đến Việt Nam hãy ghé qua bảo tàng Hồ Chí Minh để hiểu hơn một phần về đất nước Việt Nam. Bảo tàng Hồ Chí Minh - 19 Ngách 158/19 Ngọc Hà, Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội Đóng cửa vào thứ hai và thứ sáu Mở cửa các ngày còn lại vào lúc     8:00~11:30, 14:00~16:00 Số điện thoại: +84 24 3846 3757 Khai trương : 1990   

Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam

1/9/2023

Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam

Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam là một trong những nơi trưng bày và lưu giữ những giá trị về văn hóa của 54 dân tộc anh em trên khắp cả nước. (Ảnh sưu tầm) Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam nằm trên đường Nguyễn Văn Huyên, Cầu Giấy, cách trung tâm Hà Nội khoảng 8km. Bảo tàng mang ý nghĩa giá trị văn hóa to lớn quy mô quốc gia cũng như địa phương. Bạn có thể dễ dàng di chuyển tới đây bằng nhiều phương tiện như ô tô, xe máy hoặc taxi. Đối với nhiều du khách khi đến Hà Nội, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam luôn nằm trong danh sách những điểm đến “không thể bỏ qua”.  (Ảnh sưu tầm)   (Ảnh sưu tầm)   (Ảnh sưu tầm) Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam được hình thành từ năm 1981 tại Hà Nội với diện tích 3,27 ha. Công trình này do kiến trúc sư Hà Đức Linh thiết kế và nữ kiến trúc sư Veronique Dollfus (người Pháp) thiết kế nội thất. Bảo tàng như một bức tranh thu nhỏ về lịch sử cũng như văn hóa của đồng bào 54 dân tộc anh em tại Việt Nam với đa dạng nét văn hóa vô cùng đặc sắc. Các hiện vật này được trưng bày theo nhiều loại khác nhau như: y phục, trang sức, vũ khí, nhạc cụ, tôn giáo, tín ngưỡng và nhiều hoạt động tinh thần khác. (Ảnh sưu tầm) (Ảnh sưu tầm) (Ảnh sưu tầm) (Ảnh sưu tầm) Bảo tàng dân tộc học gồm 2 khu trưng bày: ngoài trời và trong nhà. Khu trưng bày ngoài trời là nơi trưng bày các nếp nhà của đồng bào dân tộc Tây Nguyên, các dân tộc vùng núi phía Bắc cùng nhiều khu nhà mang đặc trưng của văn hóa Bắc bộ và nhiều đồng bào dân tộc khác. (Ảnh sưu tầm) Tại đây du khách còn được có cơ hội thưởng thức nghệ thuật truyền thống nổi tiếng lâu đời của người Việt đó là múa rối nước, đây là một loại hình nghệ thuật độc đáo của dân tộc ta, với nội dung phản ánh đời sống sinh hoạt vật chất và tinh thần của người dân thì múa rối nước thực sự là một môn nghệ thuật vô cùng hấp dẫn và đặc biệt. (Ảnh sưu tầm)   Với cách bài trí, trưng bày hiện vật một cách khoa học, kết hợp với các hoạt động tạo không gian mở cho bảo tàng như các buổi biểu diễn rối nước, mời các nghệ nhân biểu diễn, trình diễn nghề thủ công, tổ chức các lễ hội dân tộc... luôn tạo cảm xúc mới lạ cho khách tham quan. Tiến sĩ Lưu Hùng cho biết: “Bảo tàng dân tộc học Việt Nam là bảo tàng đầu tiên của VN có khu trưng bày ngoài trời, tất cả các công trình kiến trúc ở đây đều do các tộc người chủ thể làm. Những ngôi nhà ở đây có địa chỉ, có lý lịch, cuộc sống của nó. Thông qua quan niệm, cách tiếp cận mới tiên tiến, nó thích hợp với xã hội, với yêu cầu phát triển của bảo tàng học ngày nay, của công chúng ngày nay là hướng đi đúng đắn”.  Bảo tàng dân tộc học Việt Nam chính là niềm tự hào của người Việt, là minh chứng chưng minh sự đoàn kết của 54 dân tộc anh em, đây là điểm đến lí tưởng chokhachs tham quan cả trong và ngoài nước để nghiên cứu, trải nghiệm nhiều hơn về những đặc trưng văn hóa Việt Nam Địa chỉ       :   Nguyễn Văn Huyên, Quan Hoa, Cầu Giấy, Hà Nội  Thời gian   :   8:00~17:30(Nghỉ thứ hai) Điện thoại  :  +84 24 3756 2193 Giá vé        :   40.000vnd Website    :  vme.org.vn  

Bảo tàng công binh

31/8/2023

Bảo tàng công binh

Bảo tàng công binh - nơi được coi là trung tâm công nghệ xử lí bom mìn. Thành lập vào ngày 25-3-1986, tới 9-3-2006 Bảo tàng đã khánh thành sau khi được xây dựng  và trưng bày mới  ( ảnh ) Nơi đây lưu giữ những hiện vật, phản ánh các nền văn hóa,lịch sử dựng nước và giữ nước của người Việt Nam từ thuở ban đầu khai sáng đến ngày ra đời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nhiệm vụ của bảo tàng là nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê, trưng bày, tuyên truyền giới thiệu các tài liệu, hiện vật có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, phản ánh quá trình xây dựng, chiến đấu, trưởng thành của Bộ đội Công binh trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.  Viện bảo tàng có phong cách kiến trúc Đông Phương. phòng trưng bày của bảo tàng rộng khoảng 2000m^2 được chia thành nhiều không gian cho các tuyến tham quan theo chủ điểm và thứ tự thời gian lịch sử. Hệ thống trưng bày của Bảo tàng Lịch sử gồm bốn phần trọng tâm: • Phần thứ nhất: Việt Nam thời tiền sử • Phần thứ hai: Từ thời dựng nước đầu tiên đến triều Tần • Phần thứ ba: Việt Nam từ triều Hồ đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 • Phần thứ tư: Phòng trưng bày sưu tập điêu khắc đá Chăm Pa nếu yêu thích lịch sử dân tộc, có cảm hứng với mẫu vật gắn liền với chiến tranh của nhân dân ta, bảo tàng công binh luôn chờ đón bạn. Đến nơi đây bạn có thể nhìn thấy quả bom lớn nhất Việt Nam cùng hàng trăm loại bom, mìn và vật liệu nổ khác. Những quả bom có khối lượng từ khoảng trên 100 kg cho đến gần 7 tấn được xếp thành hình "siêu pháo đài bay B-52" ở trung tâm bảo tàng.   Đối lập với quả bom khổng lồ ở trung tâm bảo tàng là quả bom nhỏ nhất với trọng lượng chỉ khoảng 45 kg, ngang với một quả đạn pháo cỡ lớn. Bảo tàng còn lưu giữ quả thủy lôi lớn nhất từng được biết đến với đường kính trên 2,5 mét, chứa 180 kg thuốc nổ C4. Theo các tài liệu thu thập được, loại thủy lôi này là "vũ khí tối mật", chỉ có 10 quả và đều được sử dụng nhằm đánh sập cầu Hàm Rồng (Thanh Hóa). Chi phí để nghiên cứu và sản xuất 10 quả thủy lôi này ước tính lên tới 1 tỷ USD (theo thời giá năm 1965). Nhiều loại thủy lôi khác cũng đã được quân đội Mỹ đưa tới cuộc chiến ở Việt Nam và được sử dụng nhằm phong tỏa các cửa sông, cửa biển Sau chiến tranh, loại vũ khí gây chết người nhiều nhất không phải là những quả "bom tạ, bom tấn" còn sót lại mà là những quả bom bi với hình dạng nhỏ nhắn.  Mỗi quả bom hình quả ổi này chứa 300 viên bi (như bi xe đạp), tầm sát thương 10 mét. Bom quả dứa chứa tới 450 viên bi, tầm sát thương 15 mét. ....và cò rất nhiều nữa, các bạn hãy tới tận nơi để chứng kiến chân thực và am hiểu rõ hơn nhé  ! ~Inforamtion~ Địa chỉ : 28A Điện Biên Phủ, Điện Bàn, Ba Đình, Hà Nội Thời gian:8:00~18:00分 Ngày nghỉ : Thứ Hai Vé vào cửa miễn phí