24/10/2023
COLUMNThông tin hữu ích
Cửa ô Quan Chưởng
15/9/2023
Cửa ô Quan Chưởng - con phố ngắn nhất Hà Nội nằm cuối phố Hàng Chiếu, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
(Ảnh: Sưu tầm)
Cửa ô quan trưởng (hay còn gọi là ô Đông Hà, ô Thanh Hà, ô Cửa Đông) là một cửa ô của Hà Nội xưa, nằm ở phía Đông của toà thành đất bao quanh Kinh thành Thăng Long, được xây dựng vào năm Cảnh Hưng thứ 10 (1749), đến năm Gia Long thứ ba (1817) được xây dựng lại và giữ nguyên kiểu cách đến ngày nay. Đây là một trong 21 cửa ô còn sót lại của thành Thăng Long cũ. Nếu chỉ là du khách đến từ nước ngoài hay vùng tỉnh khác ngoài Hà Nội, chúng ta có lẽ chỉ nghĩ đó chỉ là một cửa ô rất cổ và đi qua nó là đến con đường lớn Trần Nhật Duật. Nhưng tồn tại đằng sau nó còn có cả một câu chuyện. Theo như sử sách ghi lại, vào đời vua Lê Thái Tông (1740-1786) kinh thành Thăng Long có rất nhiều cửa ô như: ô Cầu Giấy, ô Chợ Dừa, ô Cầu Dền hay ô Quan Chưởng. Mỗi cửa ô đều được xây dựng như một chiếc cổng, ngày mở, đêm đóng và có rào, có tuần đi canh phòng nhằm ngăn ngừa đạo chích, canh chừng hỏa hoạn. Và Cửa ô Quan Chưởng là cửa ô còn sót lại cuối cùng của thành Thăng Long cho đến thời điểm này, mục đích xây dựng Ô Quan Chưởng nhằm ghi nhớ sự hy sinh của viên Chưởng cơ và binh lính nhà Nguyễn, chiến đấu chống Pháp khi chúng đánh thành Hà Nội.
(Ảnh: Sưu tầm)
Về kết cấu bố cục, cho đến thời điểm này cửa kh cổ và cần được bảo vệ cẩn thận. Ô Quan Chưởng gồm 2 tầng và được xây dựng theo kiểu vọng lầu - một kiểu kiến trúc đặc trưng thời nhà Nguyễn; tầng thứ nhất có 3 cửa, cửa chính nằm ở giữa, cao và rộng khoảng 3m, hai cửa phụ nằm ở hai bên, rộng khoảng 1,65m, cao 2,5m. Điểm đặc biệt là cả 3 cửa đều được thiết kế theo kiểu vòm cuốn, tầng thứ 2 có vọng lầu 4 mái, thu nhỏ ngay tại vị trí nóc cửa chính, xung quanh có lan can trang trí các hình lục lăng, tứ giác, hoa thị. Giữa phần trên nóc cửa chính và vọng lầu là một khung hình chữ nhật, cao gần 1m, rộng khoảng gần 3m, có đắp nổi ba chữ Hán “Đông Hà Môn” mà đến nay vẫn còn nguyên dòng chữ đó. Tường phía bên trái cửa chính có gắn một tấm bia đá do Tổng đốc Hoàng Diệu cho đặt năm 1881 ghi lệnh cấm người canh gác không được sách nhiễu nhân dân mỗi khi qua lại cửa ô.
(Ảnh: Sưu tầm)
Xung quanh khu Cửa Ô Quan Chưởng là tấp nập các cửa hàng bán mặt hàng đa dạng và luôn luôn nhộn nhịp người qua lại mua sắm và thưởng thức những món ăn xung quanh khu cửa ô này. Đối với người dân sống lâu năm ở con phố này, có lẽ Cửa Ô Quan Chưởng là một nơi mà gắn bó không thể tách rời được.
Cho đến nay khu cửa ô phải cần được tu sửa và bảo dưỡng cẩn thận để những lớp rêu phong và nét cổ xưa kính không bị mất đi, đây cũng là nơi để khách du lịch có một lần được nhìn và cảm nhận được vẻ đẹp cổ xưa của người dân Hà Thành.
(Ảnh: Sưu tầm)