言語を選択してください。

Vui lòng chọn một ngôn ngữ.

Please select a language.

VN

COLUMNThông tin hữu ích

Tượng đài “ Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh”

24/10/2023

Tượng đài “ Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh” nằm tại vườn hoa Vạn Xuân, đền Bà Kiệu ( bên Hồ Gươm), quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Tại vị trí này trước năm 1954 là nhà bia tưởng nhớ cha Alexandre de Rhodes, một trong những người có công lớn mang lại chữ viết hiện nay cho người Việt.

(Ảnh sưu tầm)

Tại thời điểm cuối tháng 12 năm 1946, trước thái độ hung hãn và những hành động cuớp nước của thực dân Pháp, toàn quốc kháng chiến bùng nổ. Hưởng ứng Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Hồ chủ tích, quân và dân Hà Nội đã kiên cường chiến đấu trong vòng vây hơn 60 ngày đêm, bảo vệ từng con đường, góc phố, từng ngôi nhà, Quân Pháp đã vấp phải sự kháng cự quyết liệt và chịu thiệt hại nặng nề… Hơn 60 ngày đêm “ sống chết với Thủ đô” đó, những người con ưu tú của Thăng Long- Hà Nội ngàn năm đã viết nên bản hung ca tinh thần yêu nước trong thời đại mới, và họ được mang phiên hiệu thân thương- “Trung đoàn Thủ đô”. Sau này để kỷ niệm ngày Toàn quốc kháng chiến, thành phố Hà Nội đã xây dựng tượng đài Cảm Tử Quân cùng khẩu hiểu “ Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” trích từ bức thư động viên do Bác Hồ gửi.

Hình tượng đài anh vệ quốc quân và cô gái Hà thành trong trang phục truyền thống ở tư thế chiến đấu- thể hiện tinh thần bất khuất, ý chí dung cảm của quân và dân thủ đô trong những ngày đầu kháng chiến chống Pháp. Hơn 70 năm đã qua đi cùng với lời Bác Hồ viết “ lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” giường như vẫn còn nguyên giá trị thực tiễn và lịch sử. Đó là một biểu tượng phản ánh tinh thần kháng chiến của người Hà Nội và cùng đó là sự hun đúc tinh thần kháng chiến của toàn dân tộc chúng ta chứ không phải người Hà Nội không. Nó biểu trưng cho khí phách có thể nói là chiến đấu quên hết mọi thứ cho dân tộc chúng ta.


(Ảnh sưu tầm)

Với bề dày truyền thống vẻ vảng của dân tộc ta về tinh thần đấu tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước, cùng tinh thần hào khí quân và dân đã thề một lòng “ Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, cùng nhau đứng dậy đấu tranh chống thực dân, đế quốc và giáo dục truyền thống cho thế hệ sau này lời thề năm xưa còn vang vọng mãi như một lời nhắn gửi của cha ông tới thế hệ trẻ, hãy mang sức của mình để bảo vệ đất nước.
Gần 30 năm kể từ ngày dựng xây tượng đài đến ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước là khoảng thời gian dài. Nhưng giá trị tư tưởng, hào hùng của hình tượng người chiến sĩ cảm tử còn mãi với thời gian. Nó như sự kết nối sức mạnh của dân tộc Việt Nam đến ngày thống nhất toàn thắng, non sông về một giải.

Trải qua nhiều biến động của cuộc sống và thời gian nhưng vẫn hiên ngang như tinh thần người chiến sỹ cách mạng năm xưa. Nó không chỉ trong tiềm thức của người con thủ đô mà còn gây ấn tượng sâu sắc tới khách du lịch trong nước và nước ngoài.


TOP